Hiểu đúng về ngành truyền thông

Nhiều người nghĩ truyền thông là việc làm báo, quảng cáo, PR,.. Đó chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn của ngành truyền thông.

1. Journalism – truyền thông báo chí

Đa số người Việt Nam đều nghĩ rằng ngành truyền thông và truyền thông báo chí là một. Thực chất báo chí chỉ là một lĩnh vực nhỏ và là nhánh có lịch sử lâu đời trong ngành truyền thông. Báo chí lại có nhiều loại như báo in, báo phát thanh, báo hình, báo điện tử,..

Truyền thông báo chí (Journalism) đòi hỏi người trong nghề phải nhanh nhạy, có kiến thức nền tốt, không ngại xông pha vào những chốn khó khăn để lấy thông tin, mang đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về vấn đề.

2. Communication practice – truyền thông thực hành

Truyền thông thực hành bao gồm Public Relations (PR) – Corporate Communication – Non-profit Communication. PR đôi khi bị hiểu nhầm chính là truyền thông nhưng thực chất đó chỉ là một nhánh. Trong PR lại chia thành 2 lĩnh vực là truyền thông kinh doanh (Corporate Communication) và truyền thông phi lợi nhuận (Non-profit Communication)

Corporate Communication đã và đang phát triển mạnh ở Việt Nam nhưng Non-profit Communication vẫn còn khá mới. Mục đích cuối của Truyền thông kinh doanh và Truyền thông phi lợi nhuận cũng khác nhau. Những chiến dịch của truyền thông kinh doanh nhằm mục đích khiến người tiêu dùng thay đổi nhận thức về sản phẩm còn Truyền thông phi lợi nhuận nhằm mục đích khiến con người thay đổi về nhận thức, ý thức về một sự việc, hiện tượng.

3. Digital media – Ngành truyền thông Media

Đây là nhóm ngành sử dụng các loại máy móc như máy ảnh, máy quay phim để tạo ra các sản phẩm truyền thông. Các sản phẩm của Digital Media được kể đến như TVC quảng cáo, Infographic, MV ca nhạc, phim tài liệu,…

Digial Media chính là bước triển khai phần hình thức cho content marketing và ngành này đòi hỏi nhiều về trí tưởng tượng, sáng tạo và để tạo ra các sản phẩm truyền thông thu hút và đầy tính nghệ thuật.

4. Communication Studies – Ngành nghiên cứu truyền thông

Communication Studies thuộc nhóm ngành nghiên cứu và không trực tiếp tương tác với sản phẩm. Họ quan sát cac hiện tượng cuộc sống có liên quan đến truyền thông và sau đó tìm hiểu các tài liệu để tìm những lý thuyết đã nói về vấn đề này, vấn đề này đã xảy ra ở đâu, tại sao lại xảy ra và nó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống con người.

Sau khi đã tìm hiểu hết những vấn đề trên, những người làm nghiên cứu truyền thông sẽ soạn ra những câu hỏi để đi phỏng vấn để tìm ra lý do thật sự rồi đối chiếu lý thuyết và thay đổi, chỉnh sửa lý thuyết cho phù hợp với thực tế. Communication Studies rất quan trọng, là nền tảng cho việc định hướng các kế hoạch truyền thông Marketing

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *